Nam Ninh là quê hương của đậu đỏ, những tán lá xanh mướt rủ bên cành như bông lúa non mỗi khi xuân về, là hồng đậu khiến người ta tương tư, cây cối tốt tươi hai bên đường trong thành phố, trong các khuôn viên cùng rọi bóng xuống hè. Hồng đậu như những giọt mưa muốn rớt xuống, vì vậy hứng đậu, nhặt đậu đã trở thành một niềm vui nho nhỏ của người dân ở đây. Nhà thơ Vương Duy nổi tiếng của đời Đường đã từng viết nên một bài thơ nổi tiếng:
Nước nam sinh đậu đỏ
Xuân về nở cành xinh
Chàng ơi hái nhiều nhé
Nhớ nhau tha thiết tình
Nam Ninh còn có tên gọi khác là thành phố màu xanh, thành phố phượng hoàng, thành phố Ngũ Tượng. Tài nguyên du lịch rất phong phú, phía bắc lên Quế Lâm, phía nam ra Bắc Hải, tạo thành dải du lịch vàng của Quảng Tây. Phong cảnh miền biên cương tráng lệ, phong cảnh bãi biển lãng mạn, phong cảnh nước khác mê hồn, non xanh nước biếc nhiều như sao trời, thành cổ chốn xưa lịch sử lâu đời, non, nước, nhân, tình tạo nên cảnh quan du lịch đa tầng của Nam Ninh.
Người trong Nam Ninh thường dùng tiếng bạch thoại Nam Ninh (1 loại tiếng địa phương thuộc hệ tiếng bạch thoại Quảng Đông), ở ngoại ô có một bộ phận người dùng tiếng bình thoại (1 loại tiếng địa phương thuộc hệ tiếng Hán), dân tộc Choang dùng tiếng Choang (thuộc 2 loại tiếng địa phương nam Ung Châu và bắc Ung Châu). Toàn thành phố vẫn thông dụng tiếng bạch thoại Nam Ninh nhất và lẫn cả tiếng phổ thông mang âm điệu bạch thoại Quảng Đông, nhân dân các dân tộc đại bộ phận đều biết nói tiếng phổ thông.
Nam Ninh có 115 trung tâm văn hóa nghệ thuật, 9 đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, cả năm tổ chức biểu diễn 252 buổi, khán giả khoảng 100.000 lượt người, Thành công biểu diễn vở Việt kịch lớn “Đình Hải Đường”. Tại huyện Hoành có 4 trường học thành lập cơ sở lưu truyền di sản văn hóa phi vật thể, làm tốt công tác giáo dục Việt kịch, Ung kịch, tận dụng nền tảng của thư viện Tân Hội để phát triển tốt Ung kịch. Nam Ninh có 171 đơn vị bảo tồn văn vật, 5 viện bảo tàng.